Vai trò của business user (người dùng hướng về phục vụ cho kinh doanh) ngày càng được trao quyền để chủ động hơn cho những nhu cầu riêng mà không cần/ hoặc ít lệ thuộc vào đội ngũ tech.
Với cách xây dựng phần mềm theo xu hướng mới (No-code/ Low-code), các nền tảng bây giờ đã quá dễ dàng cho việc xây dựng các flow automation để kết nối các phần mềm rời rạc nhau để thực hiện một tác vụ nào đó, hoặc việc xây dựng phần mềm quản lý đơn giản nhưng cực mạnh mẽ.
Nếu bạn đã dùng qua Make(.com), Airtable, Lark, Larkflow, Lark Approval, Bitable, Haravan Flow thì bạn thấy rằng với những flow hoặc xây dựng ứng dụng quản lý simple nhưng có sự kết hợp giữa các ứng dụng với nhau thì nó không chỉ là tầm nhìn hay lý thuyết nữa - Điều đó đang diễn ra, ngày càng nhiều.
1) No-code/ Low-code rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và làm dễ dàng mọi thứ.
Thay vì lúc trước, để làm phần mềm bản cần phải phân tích, xây dựng kế hoạch, thiết kế kiến trúc hệ thống, dữ liệu, develop phát triển ứng dụng, kiểm thử, triển khai nó lên 1 hạ tầng và bảo trì liên tục nó.
Đồng nghĩa với đội ngũ nhân sự để làm việc này phải chia rất nhiều vai trò như trên, tốn kém chi phí, thời gian, chi phí cơ hội, và chưa chắc gì đã làm trọn vẹn mà nữa chừng đứt gánh.
Với no-code/low-code nó cho phép bạn nhanh chóng đi qua tất cả những quá trình trên chỉ quan những giao diện trực quan, kéo thả, và sau đó có thể sử dụng ngay mà không cần phải tốn nhiều thời gian & chi phí cho đầu tư nhân sự, hạ tầng.
2) Vì sao các lãnh đạo công nghệ/ chủ doanh nghiệp cần quan tâm điều này?
Nó đang diễn ra, và ngay tại Việt Nam, nó đang diễn ra nhanh hơn qua các cộng đồng chia sẻ, chỉ dẫn. Qua các doanh nghiệp bán lẻ trẻ họ đang ứng dụng và thao tác hằng ngày và từ đó họ tạo những lợi thế khá biệt so với các doanh nghiệp khác.
Nếu bạn không biết đến - thì có lẽ bạn sẽ bị thụt lùi và khả năng sẽ bị đào thải sớm trong thời gian tới.
Các số liệu đã cho thấy lợi ích lớn lao của no-code/ low-code.
Đặc biệt các lãnh đạo/ chủ doanh nghiệp giờ đây hoàn toàn có thể chủ động để học hỏi và chủ động công nghệ thay vì lệ thuộc vào 1 bạn tech có tư duy ít học hỏi & đổi mới - điều đó vô tình kéo business của bạn đi xuống (trong khi đó trách nhiệm hoàn toàn nằm ở trên vai bạn)
3) No-code/Low-code (NC/LC) trao quyền cho business user/ không hoàn toàn thay thế developer.
Với việc kinh doanh ngày càng liên tục thay đổi, cải tiến & linh hoạt thì NC/LC là cơ hội cho người dùng có hiểu biết về kinh doanh và chủ động áp dụng nó cho việc kiểm thử các ý tưởng nhằm tối ưu cho việc vận hành business, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất.
Qua các nền tảng NC/LC trực quan, business user giờ đây dễ dàng thực hiện điều đó và được trao quyền. Cho đến khi hệ thống sau 1 thời gian chạy thực tế và đã được chứng minh hiệu quả thì vai trò của người IT sẽ phát triển nó để tối ưu hơn về tính năng và chi phí đầu tư công nghệ.
Hoặc ở mức low-code pro cần phải có sự tham gia của dev vào cho việc phát triển các mã lập trình ở mức độ cao hơn, thì dev sẽ giúp và thúc đẩy nhanh hơn việc đưa ứng dụng NC/LC đó vào thực tế.
Nếu bạn IT nào đó nói rằng no-code/no-job thì bạn nên sa thải bạn ấy sớm. Đó là một tư duy nguy hiểm khi không hiểu vấn đề mà sợ bị mất việc, họ là rào cản cho business của bạn tiếp cận đến no-code/low-code.
4) Ba bước để business user & bộ phận công nghệ thông tin cùng phối hợp cho việc ứng dụng NC/LC
b1. Business user đang sử dụng các hệ thống/ công cụ nội bộ trong công việc, và hiểu những hạn chế của nó, từ đó đưa ra một bức tranh kỳ vọng về luồng kết nối các hệ thống đó lại với nhau để đáp ứng một nhu cầu kinh doanh nào đó.
Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản, thay vì những hệ thống phức tạp như ERP/ Retail.. hãy tập trung vào tăng hiệu suất vận hành và tối ưu cơ hội kinh doanh.
b2. Business user đưa ra các ý tưởng dựa trên những gì đang có, nhằm kết dính lại và khai thác nó trên các nền tảng NC/LC.
Business user hiểu các công cụ NC/LC để tự làm chủ, chủ động trong việc áp dụng cho nhu cầu, và xây dựng cải tiến nó cho nhu cầu công việc của mình.
b3. Khi các ứng dụng NC/LC đã ứng dụng thực tế 1 thời gian và cần phải được tối ưu hơn, hoặc cần những nhu cầu đặc thù cao hơn mà ở vai trò business user bị giới hạn - thì bộ phận CNTT sẽ tham gia vào để chuẩn hóa lại và phát triển chuyển dịch dần qua những hệ thống phức tạp hơn nhằm tối ưu tính năng và chi phí công nghệ.
Link 1: Low-code/no-code: A way to transform shadow IT into a next-gen technology asset
Link 2: McKinsey Technology Trends Outlook 2022 - Next-generation
software development
Link post trên Facebook cho bạn tham khảo: