Khi thế hệ GenZ (là những bạn trẻ sinh từ cuối 1995 - đầu năm 2010) dần chuẩn bị tiếp quản thế giới, họ yêu cầu các thương hiệu và nhà bán lẻ phải cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn, từ trải nghiệm mua hàng cho đến tính nhân văn và tính bền vững.
Các thương hiệu bán lẻ cần phải hiểu rõ và đi trước để đón đầu và chuẩn bị chuỗi cung ứng thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của thế hệ GenZ này ngay bây giờ nếu nhà bán muốn tồn tại lâu dài.
ZERS là nhóm người tiêu dùng có ý thức và có kỹ năng sử dụng công nghệ, họ có được đào tạo bài bản, xuất phát từ những gia đình trẻ và ba mẹ có học thức. Họ tham gia vào lực lượng lao động chính ở các doanh nghiệp và ngày càng độc lập về tài chính. Đây cũng là thế hệ lớn lên với công nghệ, thiết bị di động và việc truy cập internet hằng ngày gắn liền với cuộc sống của họ.
Với thiết bị di động có thể tiếp cận mọi thông tin, Zers có nhiều khả năng thực hiện các hành vi tìm kiếm, chọn lọc thông tin trực tuyến, họ có những quan điểm mạnh mẽ về môi trường, sự công bằng xã hội, và sức mạnh của truyền thông, cộng đồng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của họ.
Zers là nhóm người tiêu dùng quyền lực và ước tính có lượng chi tiêu lớn nhất trên online. Và nhà bán lẻ cầu phải hiểu rõ nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu này của họ, đó là những nhu cầu mới đòi hỏi nhà bán phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng và trải nghiệm mua hàng của nhóm Zers.
Đối với Zers - đối tượng mua sắm quan trọng tiếp theo, họ không chỉ chọn thương hiệu, mà thương hiệu đó phải thực sự phù hợp với giá trị của họ, giá trị mà họ đeo đuổi, học hỏi và họ đang hướng đến.
Điều này đối với nhà bán lẻ có nghĩa là cần phải nâng cao trải nghiệm khách hàng nhất quán ở các kênh, hiểu rõ kỳ vọng mong muốn của khách hàng, hiểu được những gì họ nói về thương hiệu (bao gồm hình ảnh, video, nhận xét..) ở mọi kênh mà họ chia sẻ.
Zers họ coi trọng những lời tuyên bố và lời hứa của nhà bán lẻ để trở thành một nhà bán lẻ đáng tin cậy qua chất lượng hàng hóa, trải nghiệm mua sắm, giá trị mà nhà bán lẻ đang hướng đến, các hoạt động xã hội, giá trị mang lại cho cộng đồng. Tất cả những điều đó phải được thực hiện - đến từ nhà bán lẻ có thương hiệu.
Và khi đó thế hệ Zers sẵn sàng kết nối đến thương hiệu mà họ tin yêu và lan tỏa giá trị đó, và khi có sự kết hợp giữa thương hiệu và người dùng Zers sẽ tạo ra giao điểm thú vị cho chuỗi cung ứng và thương mại điện tử.
Công nghệ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích và liền lạc được trải nghiệm khách hàng phù hợp cho bối cảnh này. Giúp cho nhà bán lẻ có thương hiệu đáp ứng nhu cầu đa kênh và cho phép việc này diễn ra một cách thuận tiện và chưa từng có.
Cơ hội rất lớn cho những thương hiệu tại Việt Nam đã có sự tin yêu về thương hiệu từ thế hệ tuổi thơ và các doanh nghiệp bán lẻ thế hệ F1 họ đang dần được trao quyền để khai phá tiềm năng bán lẻ mới này tại Việt Nam.
Một trong những brand có tiềm năng lớn khi mình viết bài này là: Rabity, hế hệ GenZ dần trở thành những người mẹ, người cha và mong muốn đưa những sản phẩm thương hiệu có tâm có tầm đến người con thân yêu của họ.
Xin phép Hạnh Trần dùng ảnh đầy năng lượng và tỏa sáng để nói lên câu chuyện Rabity và sản phẩm cho người mẹ, người cha thế hệ GenZ nha!