Email marketing có thể rất phù hợp ở phương tây, vì ở nước ngoài họ rất cẩn trọng khi để lại email để nhận thông tin và các công ty họ gửi email marketing một cách rất tôn trọng người khác, chứ không có dễ dãi để lại email đăng ký nhận khuyến mãi & bị spam như ở Việt Nam.
Vậy hãy thử tìm hiểu thói quen giao tiếp và sở thích của người tiêu dùng Việt Nam để có chiến lược tiếp thị phù hợp nhé.
Theo getresponse, tỷ lệ mở, click mail thì Châu Á thấp nhất trên toàn bộ các châu lục, trong đó ở Việt Nam có tỉ lệ như sau (theo getresponse)
Open: 18.19%
Click-through rate: 1.56%
Click to open rate: 8.55%
Con số vậy thôi, chứ số thật tế thì /3, vì tỉ lệ email vào inbox ở VN đang rất thấp, và tình trạng dùng free tool để gửi email tràn lan rất cao.
Theo báo cáo chung, thì tình trạng sử dụng smart phone vào website đang chiếm tỉ trọng 70%, và phần lớn thời gian của người dùng Việt Nam ở trên mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Zalo), và các kênh chat (Zalo, Facebook Messenger, Telegram..)
Đặc biệt ở Việt Nam, làm việc, giao tiếp với nhau qua Zalo rất nhiều, Zalo được ưa chuộng để trao đổi cá nhân, nhóm chat, và đang rất phổ biến ở Việt Nam. Và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
Ngay cả trong công việc, chat qua Zalo cũng sử dụng thay thế email như ở các nước phương tây. Việc giao tiếp qua nhóm chat Zalo được ưu tiên hơn, nhanh chóng hơn, có thể vì yếu tố không coi trọng việc riêng tư giữa cá nhân và công việc như ở Việt Nam.
Zalo và cả Facebook Messenger phù hợp với văn hóa làm việc của Việt Nam và hành vi người tiêu dùng, mua sắm trên mạng. Chính vì thời gian của người dùng ở trên hai nền tảng này cao, nó dần trở thành một nền tảng di động tích hợp sẵn mạng xã hội, mua hàng, dịch vụ, truyền thông.. Và hầu như người dùng ít thường xuyên sử dụng mail
Một phần tình trạng email bị spam tràn lan, dẫn đến người dùng rất ngại mở email và chỉ mở khi có ai đó gửi và nhắc qua kênh chat, còn không là họ sẽ bỏ qua và có hàng ngàn email chưa được xem trong hộp mail.
Đó là lý do chính mà email marketing kém hiệu quả ở Việt Nam - dẫn đến sự thất vọng kém của các nhãn hàng về việc người dùng không thường xuyên mở email cá nhân và cản trở cơ hội tiếp cận đến người dùng qua môi trường online.
Link bài trên Facebook cho bạn tham khảo: