Hiện nay nhiều anh em có chính sách khá cứng phải đi làm đúng giờ, lý do sâu xa cho việc này là:
1) Sáng lên công ty mà đìu hiu, ảnh hưởng đến tâm lý của người đi làm sớm, lên ngồi chơi chờ đông đông mới làm việc -> ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung.
2) Một số vị trí quan trọng như: Hành chính, nhân sự, kế toán.. Đi làm trễ ảnh hưởng đến thiếu người xử lý công việc, ảnh hưởng đến công việc có tính chất liên phòng ban.
3) Anh em đi làm mà cần thảo luận, trao đổi mà thiếu dẫn đến việc thảo luận không hiệu quả, phải nói đi nói lại, tái tạo lại hoặc bỏ qua, người vài sau không rõ vấn đề.
4) Một số anh em cho rằng: nếu việc cơ bản là đi làm đúng giờ mà không có tuân thủ thì tốt nhất nên ngừng cộng tác.
5) Nhân sự giờ đông quá, cần siết tinh gọn lại, loại bỏ các nhân viên zombie chỉ giữ các nhân viên phù hợp và kỉ luật
Và lý do gò đi làm đúng giờ nó chỉ đơn giản là nhằm tăng hiệu suất công việc chung, chứ không nhằm việc chấm công đúng giờ, bị trừ lương nếu không đủ giờ làm theo luật quy định (sâu xa hơn là thanh lọc người thì mình không đề cập đến)
Nhưng có thể do cách truyền thông không đúng, dẫn đến việc hiểu sai của nhân viên, nhân viên cảm thấy việc đi làm đúng giờ nó cứng nhắc, và bị "gò", nhân viên có các suy nghĩ như sau:
1) Công ty giờ làm căng quá, thay vì quản lý trên hiệu quả công việc thì quản lý trên chấm công tính đủ giờ làm.
2) Nhân viên sẽ đối phó một cách máy móc, lên đúng giờ và về cũng đúng giờ, còn hiệu quả trong giờ thì không chắc đảm bảo.
Và hậu quả là gần cuối tháng, HR phải xuất file danh sách chấm công ra gửi cho các quản lý để xác nhận lại ngày giờ làm việc.. Từ đó phát sinh thêm 1 mớ việc khác cho việc chấm công
1) Leader khó chịu với nhân viên vì chấm công không tuân thủ, luật riêng phòng phạt nhau, hoặc cty có chính sách phạt, trừ lương => Việc này càng gây ức chế
2) Leader phải đi check lại với nhân viên, hoặc nhân viên báo lại giờ làm, ngày nghỉ..
3) Một số leader thoải mái thì thôi.. Cứ xác nhận đủ giờ làm, ngày công cho anh em đi nhận lương đủ cho vui, vui thì hiệu quả công việc mới đảm bảo, hơi đâu so đo với nhân viên của mình
Hậu quả là việc đi là đúng giờ, chấm công giờ ra/vào như bắt cóc bỏ dĩa, mọi người thực hiện cho có, rồi lúc làm căng thì anh em đi làm đúng giờ, hết làm căng thì trở lại như cũ. Căng quá thì nhân viên nghỉ việc
Vậy để việc đi làm đúng giờ, chúng ta chỉ cần biểu đạt qua ngôn ngữ và thông lệ chung, thì sẽ có hiệu quả hơn.
1) Đi làm đúng giờ nhằm tăng hiệu suất làm việc, mọi người có mặt hiện diện đầy đủ giúp cho việc giao tiếp, trao đổi hiệu quả hơn, và công ty có không khí, năng lượng làm việc.
2) Đi làm đúng giờ, có nghĩa là bạn làm việc đúng giờ, chứ không phải lên công ty đúng giờ như lại tụ tập tám chuyện, hoặc ngồi ăn sáng, check-in xong đi la cà cafe, tán ngẫu; hoặc ngồi máy tính mà đọc báo, lướt web.
3) Tính kỷ luật, nhưng kỷ luật song song với có tính làm gương, đội ngũ leadership, CEO, quản lý cấp cao, quản lý, leader phải đi làm đúng giờ - vậy thì mới làm gương và các em sẽ học theo, chứ mấy anh không có tuân thủ, bắt các em làm đúng giờ mà búa đe các em thì các em suy nghĩ như thế nào thì biết rồi đấy.
Tất nhiên là anh em quản lý cũng sẽ lý do rằng ra ngoài gặp khách hàng.. Bạn hoàn toàn có thể sắp xếp được mà, mời khách hàng lên công ty, hẹn sau giờ có mặt ở văn phòng, hẹn gặp ở văn phòng, book meeting online. Sau dịch book meeting online nó quá bình thường rồi, để nói chuyện có sự tập trung focus hơn, thay vì đi lại mất thời gian..
Khi đã áp dụng và nghiêm khắc trong việc đúng giờ thì đừng có lý do, mọi thứ đều có thể sắp xếp được - nhằm hướng đến tăng hiệu suất làm việc, mọi người có tính kỷ luật bản thân.
Và khi hiệu suất làm việc tốt thì tình hình kinh doanh sẽ tốt, anh em có thu nhập tốt, thưởng tốt, cả làng đều vui.
Tuy nhiên việc truyền thông đúng, thông lệ, cấp trên gương mẫu là điều quan trọng cho việc đi làm đúng giờ - Đứng để nhân viên cảm giác bị gò.
Bài này thể hiện quan điểm riêng mình, tùy góc nhìn, tùy cảm nhận của mỗi anh em nha.